News & Events

Trong chuỗi các bài viết về chiến lược đạt điểm cao IELTS, bài viết này EDPA sẽ gửi đến các bạn những tips trong kỹ năng Speaking. 

kinh nghiệm ielts speaking

Hiểu về thang tính điểm Speaking trong Ielts

Ielts Speaking được tính điểm dựa theo thang tính điểm nghiêm ngặt và nếu bạn muốn gây ấn tượng đối với giám khảo, bạn cần hiểu giám khảo mong muốn điều gì. Nhìn chung, 5 tiêu chí: phát âm, trôi chảy và mạch lạc, ngữ pháp và từ vựng đều chiếm 25%  số điểm.

Thực hành và lắng nghe

Với các học sinh Việt Nam, kỹ năng nói khá hạn chế phần lớn do thiếu thực hành – yếu tố quyết định trong làm chủ ngôn ngữ. Bởi vậy, để hình thành phản xạ trong Speaking, thực hành là không thể thiếu. Một trong những phương pháp rất hiệu quả trong quá trình luyện tập Speaking đó là “repletion” (“lặp lại”). Cụ thể, các bạn nên kết hợp lắng nghe và bắt chước cách phát âm, ngữ điệu và ngôn từ của người bản ngữ. Việc này sẽ giúp các bạn vừa nâng cao khả năng nghe đồng thời kỹ năng nói cũng sẽ được cải thiện một cách hiệu quả và tự nhiên nhất.

Sử dụng ngôn ngữ nói trong tiếng anh

Ngôn ngữ nói mang lại sự tự nhiên và trôi chảy cho bài nói của bạn. Đây là một số ví dụ:

Dạng rút gọn của It is là It’s

Những từ như quite được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ nói

Cụm từ thường dùng trong ngôn ngữ nói như I guessI suppose

Cách tốt nhất để học được ngôn ngữ nói là lắng nghe người bản ngữ. Trong khi các bạn xem các bản tin hay phim truyện tiếng anh, hãy chú ý và ghi chú lại từ/cụm từ như trên nhé.

Mở rộng câu trả lời

Hãy khéo léo mở rộng câu trả lời của bạn một cách phù hợp. Ví dụ:

Câu hỏi: “How many languages do you speak?”

Thay vì trả lời:

“Two. Vietnamese and English”

 Cách tốt hơn là:

“I speak two languages. My first language is Vietnames and I speak English too. I’ve been learning English since I was 10. I started learning it when I was in primary school.”

Tuy nhiên, hãy thận trọng, không phải những câu trả lời dài đều hợp lý. Bạn rất có thể sẽ bị lạc đề và thiếu mạch lạc.

Thỉnh thoảng hãy trả lời ngắn

Không phải tất cả các câu hỏi trong Ielts Speaking đều giống nhau. Một vài câu hỏi bạn có thể mở rộng thêm, có những câu hỏi không thể.  Đó là điều rất bình thường. Vì vậy, trong part 1, nếu bạn gặp câu hỏi bạn không biết nhiều, đừng cố gắng nói và nói quá nhiều về nó. Nếu bạn cố gắng, rất có thể bạn sẽ bị thiếu mạch lạc và lúng túng. Tốt hơn rất nhiều đó là hãy nói rằng bạn không biết nhiều về chủ đề này và chờ đợi câu hỏi tiếp theo.

Tự sửa lỗi ngay khi có thể

Nếu nhận ra mình gặp lỗi sai khi nói, hãy tự sửa lại. Điều này sẽ cho thấy bạn có thể kiểm soát ngôn ngữ. Tuy nhiên, nếu bạn không chắc chắn để sửa lại, vậy thì hãy tiếp tục: Giám khảo có thể không chú ý lỗi sai của bạn lúc đầu và nếu bạn sửa lại không thành công, thì có thể bạn đang khiến“chuyện bé xé ra to” rồi.

Nếu bạn không hiểu câu hỏi, đừng ngại hỏi lại

Hãy nhớ rằng bạn đang tham gia bài thi nói không phải bài thi nghe. Nếu bạn không hiểu câu hỏi, hãy đề nghị giám khảo nhắc lại hoặc giải thích cụ thể hơn, bạn sẽ không bị trừ điểm vì điều này. Nếu bạn trả lời một câu hỏi bạn không hiểu, chắc chắn câu trả lời của bạn sẽ không mạch lạc và có thể lạc đề.

Cho chính bạn thời gian để suy nghĩ – lặp lại hay diễn đạt lại câu hỏi

Trong Part 1 và Part 3, bạn không được cho thời gian suy nghĩ: bạn cần phải trả lời ngay lập tức. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phải trả lời câu hỏi ngay lập tức. Những gì bạn có thể làm là bắt đầu bằng các lặp lại/ diễn đạt lại hoặc đưa ra nhận xét về câu hỏi:

Ví dụ:

“What did I enjoy doing as a child? Let me see…”

“That’s not something I’ve thought about before. It’s an interesting question.’

Việc này giúp bạn “câu giờ” để có thời gian suy nghĩ kỹ càng thêm.

Học cách sử dụng từ vựng chức năng như ngôn ngữ ý kiến

Đưa ra quan điểm hay nói về điều bạn thích hay không thích thường xuyên diễn ra trong Ielts speaking. Giám khảo sẽ lắng nghe xem liệu bạn có sử dụng được những cụm từ như I think I like trong những cách khác nhau không.

Hãy tận dụng triệt để thời gian chuẩn bị trong part 2

Một trong những phần thi thí sinh thấy thử thách nhất là part 2 khi bạn được yêu cầu nói trong 2 phút. Tuy nhiên, đây cũng là phần thi duy nhất bạn có thời gian chuẩn bị trong 1 phút. Vậy hãy luyện tập với chiếc đồng hồ và tìm ra cách hiệu quả nhất với bạn để tận dụng thời gian chuẩn bị này nhé!

Nghe ngữ pháp trong câu hỏi

Lời khuyên tốt nhất trong IELTS Speaking rất đơn giản là hãy tập trung lắng nghe câu hỏi và trả lời. Nếu bạn cố ghi nhớ những lời khuyên phức tạp, bạn sẽ càng lo lắng và không thể hiện tốt. Hãy làm mọi thứ thật đơn giản:

Một ví dụ ở đây là trong part 1. Nếu bạn nghe câu hỏi trong thì quá khứ

What sports did you play as a child?”

Câu trả lời bạn nên sử dụng thì quá khứ, đó là điều giám khảo mong chờ.

Không lo lắng quá nhiều về việc sử dụng ngôn ngữ phức tạp – hãy nghĩ tự nhiên

Khi chúng ta nói một ngôn ngữ chúng ta không có quá nhiều thời gian để lựa chọn từ ngữ, và điều đó có nghĩa là chúng ta sử dụng từ ít hơn rất nhiều so với viết. Trong IELTS Speaking, thí sinh thỉnh thoảng sai lầm khi cố gắng sử dụng từ ngữ phức tạp để gây ấn tượng với giám khảo. Điều này có thể trở thành lỗi sai bởi:

  • Những từ ngữ đó có thể bị dùng sai
  • Nếu bạn có gắng dùng thời gian để suy nghĩ về từ, bài nói của bạn sẽ mất sự trôi chảy và mạch lạc.

Đừng ngại lặp lại chính những gì mình đã nói – Hãy sử dụng “As I was saying”

Thực tế một cách để giúp bạn nói trôi chảy đó chính là lặp lại chính bạn. Đây là cách rất nhiều diễn giả chuyên nghiệp sử dụng. Họ nói về một vấn đề một lần và sau đó họ nói lại lần nữa. Tuy nhiên, bí quyết là họ không sử dụng từ ngữ giống nhau. Một gợi ý khi bạn muốn kết thúc bài nói của mình đó là nhắc lại những gì bạn đã nói với cụm từ:

As I was saying/ As I said before

Điều này giúp giám khảo hiểu rằng bạn đang kết nối các ý kiến và điều đó tạo nên tính mạch lạc (coherence)

Đưa ví dụ

Nếu bạn thấy khó trong việc giải thích điều gì và buộc phải đưa ra câu trả lời ngắn. Hãy sử dụng cách đưa ví dụ. Ví dụ là cách tuyệt vời để giải thích ý kiến và dễ hơn để nói “for example” hơn “because”. Khi bạn đưa ví dụ, đơn giản là bạn đang miêu tả một điều gì và điều đó không quá khó suy nghĩ.

Nghĩ về chi tiết – Cách hiệu quả “khoe” từ vựng

Một cách khác để mở rộng bài nói của bạn đơn giản chỉ là thêm chi tiết. Nếu bạn gặp câu hỏi như sau:

     “When did you first start to learn English?”

     

      Bạn trả lời và bổ sung chi tiết như sau:

 

“I first started to learn English when I was in primary school. We had around 4 classes a week with our form teacher and sometimes a native speaker came to help her out and talk to us in English. It was quite funny because we didn’t understand a word he said. At first I hated it because my teacher was very strict and forced us to write in English every day.”

 

Cách này hiệu quả bởi khi bạn thêm chi tiết cho câu trả lời, bạn vừ có thể tận dung vốn từ của bạn và bài nói của bạn cũng trở nên thú vị hơn nhiều về mặt nội dung.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi series IELTS TIPS cùng EDPA. EDPA sẽ tiếp tục cập nhât những tin tức mới nhất về Ielts cũng như gửi đến các bạn những kinh nghiệm hữu ích mà đơn giản nhất trong các bài viết sau!

Cảm ơn các bạn đã theo dõi series IELTS TIPS cùng EDPA. EDPA sẽ tiếp tục cập nhât những tin tức mới nhất về Ielts cũng như gửi đến các bạn những kinh nghiệm hữu ích mà đơn giản nhất trong các bài viết sau!