7 BƯỚC TÌM VIỆC LÀM DÀNH CHO DU HỌC SINH ÚC

Với mỗi du học sinh Úc, một công việc làm thêm sẽ là cách tuyệt vời nhất để bạn gặp gỡ những người bạn mới, hoàn toàn hòa nhập vào nền văn hóa và tích lũy kinh nghiệm làm việc cho sau này.

Cuộc cạnh tranh việc làm tại Úc, cũng như nhiều quốc gia khác, diễn ra khá khốc liệt với nhiều giai đoạn và thử thách trước khi bạn được mời đến phỏng vấn. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn một vài lời khuyên để bạn có thể hoàn toàn thể hiện tiềm năng của mình trước nhà tuyển dụng tại Úc.

Bước 1: Hiểu về quyền lợi của du học sinh tại Úc

Du học sinh quốc tế tại Úc với thị thực (visa) còn hiệu lực sẽ được phép làm việc 20 giờ/ tuần trong năm học và không giới hạn trong kì nghỉ. Nếu khóa học của bạn yêu cầu phải đi làm như một phần của môn học, số giờ làm này sẽ không được tính vào con số 20 giờ/ tuần. Nguy cơ bị hủy visa là rất cao nếu bạn cố tình phá luật. Một số thông tin về luật lao động (bản tiếng Anh) bạn có thể xem tại đây.

jobs-in-australia

Bước 2: Tìm hiểu kĩ về các công việc

Hãy đảm bảo là bạn hiểu về công việc của mình và sản phẩm/ dịch vụ của công ty. Việc nắm rõ về những yếu tố này sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình nộp hồ sơ và phỏng vấn. Mỗi bộ hồ sơ ứng tuyển nên được điều chỉnh tùy theo công việc cụ thể mà bạn apply chứ không nên làm chung hồ sơ rồi gửi cho tất cả các công ty.

TIP! Nếu có thể, hãy tìm hiểu đích danh ai là người sẽ nhận hồ sơ của bạn và đề tên người đó ở đầu email nộp hồ sơ thay vì “To whom it may concern”

Bước 3: Ứng tuyển dựa trên mô tả công việc (Job description – JD)

Thông thường, trong 1 bản JD sẽ có 4 phần chính và hồ sơ của bạn phải làm nổi bật được từng phần đó để thể hiện rằng bạn là người phù hợp nhất cho vị trí công việc này.

  1. Values: Cách mà công ty vận hành và công ty mong muốn gì từ nhân viên của họ. Hãy đảm bảo rằng bạn hoàn toàn thoải mái với những yêu cầu này.
  2. Accountabilities: Nhiệm vụ và trách nhiệm theo từng ngày của vị trí công việc. Những kinh nghiệm làm việc trước đây của bạn cần phải có sự liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển.
  3. Key Selection Criteria: Tiêu chí chọn lựa thường được đề cập trong JD. Phần này thường liệt kê rất cụ thể những tiêu chuẩn về kiến thức và kỹ năng cần cho công việc.
  4. Qualifications: Trong một số trường hợp, công ty sẽ yêu cầu bạn có một số chứng chỉ chuyên môn để làm những công việc như kế toán, kiểm toán hoặc nhà hàng, khách sạn.

Bước 4: Chuẩn bị một bộ resume và cover letter nổi bật

TIP! Hãy chuyển đổi tất cả về định dạng PDF trước khi gửi để tránh những vấn đề về font chữ hoặc hình ảnh khi gửi sang máy tính khác.

Resume: Hồ sơ kinh nghiệm làm việc của bạn, bắt đầu từ công việc gần đây nhất. Hãy miêu tả thật ngắn gọn, súc tích và liên quan tới vị trí ứng tuyển. Hãy sắp xếp resume theo ý của bạn để không bị trùng lặp với những người khác, thể hiện được phong cách độc đáo của bản thân.

Cover Letter: Rõ ràng, ngắn gọn và dễ đọc; hãy cố gắng mọi thứ nằm trong 1 trang A4. Đây là lá thư sẽ được đọc bởi nhà tuyển dụng để họ hiểu về bạn và khả ăng của bạn. Trong Cover Letter, hãy giải thích lí do tại sao bạn lại muốn công việc này và những kĩ năng của bạn phù hơp như thế nào với công việc đó.

Bước 5: Đừng ngại gọi điện thoại

Thử đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng nhé! Mỗi ngày, họ phải đối mặt với hàng ngàn hồ sơ cộng thêm với công việc hàng ngày nữa. Hãy khiến cho mình trở thành ứng viên nổi bật bằng cách gọi điện thoại trực tiếp cho họ. Hãy khéo léo thể hiện mình đang rất háo hức mong chờ được đóng góp cho công ty của họ. Người Úc rất coi trọng những người chủ động và có quyết tâm cao.

Bước 6: Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn

Vậy là được mời đi phỏng vấn rồi! Well done!

Bạn có thể sẽ đối mặt với vô vàn những kiểu phỏng vấn khác nhau, từ những kiểu phỏng vấn thông thường đến phỏng vấn điện thoại. Trong bất kì trường hợp nào, hãy chắc chắn rằng bạn đã lên dây cót cho mọi thứ, hãy lạc quan và là chính mình.

Câu hỏi Tình huống/ hành vi: Đây là dạng câu hỏi thường thấy nhất ở mọi cuộc phỏng vấn. Những câu hỏi được đặt ra sẽ kiểm tra những kĩ năng bạn có để giải quyết một vấn đề cụ thể. Một số ví dụ như kể lại những khó khăn bạn gặp phải ở công việc trước và cách bạn giải quyết. Hãy nghĩ thật kĩ để trả lời câu hỏi một cách cẩn thận. Bạn có thể sử dụng phương pháp STAR để đảm bảo câu trả lời có cấu trúc rõ ràng và đủ ý nhất.

S – Situation: Thời gian và địa điểm của tình huống đó
T – Task: Bạn phải làm gì trong tình huống đó
A – Action: Bạn thực sự đã làm được những gì
R – Result: Kết quả như thế nào? Bạn đã đóng góp được gì?

Bước 7: Làm thật tốt công tác hậu trường

Nếu phỏng vấn thành công, nhà tuyển dụng sẽ muốn nói chuyện với người có thể chứng thực về khả năng của bạn, những người này còn được biết đến như là “referee”. Bạn nên có ít nhất 2 người sẵn sàng nói tốt về bạn trước mặt nhà tuyển dụng nhưng tuyệt đối không nên là người thân, bạn bè. Sếp cũ hoặc giáo sư ở trường là sự lựa chọn tốt nhất để trở thành referee của bạn.

Một số trang web tìm việc làm tại Úc:

Seek – công việc mang nhiều tính chuyên môn
Indeed – nhiều loại công việc
GradConnection – chương trình thạc sĩ và cơ hội thực tập
OneShift
Spotjobs – nhiều việc làm bán thời gian

(Nguồn: studentlifecare.com)

Bạn muốn du học?

Hãy trao đổi với chuyên gia tư vấn EDPA ngay hôm nay.

Quốc gia bạn du học * Câu hỏi tư vấn EDPA cam kết không chia sẻ thông tin của bạn cho bất kỳ bên thứ ba nào. Chuyên gia sẽ liên hệ với bạn trong giây lát. Xin chân thành cảm ơn!.

Có thể bạ quan tâm