Qua lắng nghe những chia sẻ của các bạn sinh viên, EDPA hiểu IELTS là một trong những thách thức lớn nhất trong ước mơ du học của bạn.

Hôm nay, qua lắng nghe những chia sẻ từ những du học sinh, EDPA sẽ lần lượt chia sẻ cho các bạn những kinh nghiệm với mong muốn giúp các bạn chinh phục IELTS, chinh phục ước mơ vươn tới chân trời mới.

EDPA xin gửi đến các bạn 13 TIPS VÀNG trong Listening IELTS!

ielts- listening

1. Dự đoán chủ đề

Việc dự đoán chủ đề giúp bạn hình dung ra bối cảnh của bài nghe. Vì vậy, hãy nhìn sơ qua các câu hỏi của bài nghe trong thời gian bạn được cho phép để nắm được nhân vật và ngữ cảnh trong bài.

2. Dự đoán câu hỏi

Hãy cố gắng dự đoán thông tin bạn sắp lắng nghe. Ví dụ, trong Section 1, bạn phải nghe tên, số và địa chỉ. Hãy nhìn qua các câu hỏi và chuẩn bị nội dung bạn sẽ điền vào. Nhờ vậy bạn sẽ có tâm lý chủ động trong quá trình nghe. 

3. Tận dụng 30 + 30

Bạn sẽ có 30 giây để kiểm tra sau mỗi section và có 30 giây trước section tiếp theo. Vậy là bạn có 60 giây, bạn sẽ làm gì? Hãy tận dụng hết 60 giây quý giá này để lướt qua tất cả các câu hỏi của Section tiếp theo nhé. 

4. Cẩn thận với thứ tự câu hỏi

Thường bạn sẽ gặp dạng bài hoàn thành bảng, và thỉnh thoảng là một sơ đồ/ biểu đồ. Các câu hỏi có thể không theo thứ tự từ trái sang phải. Vì vậy, hãy kiểm tra kỹ quy trình một cách cẩn thận nếu ban không muốn “bị lạc” hay “bối rối” khi làm bài nha !

5. Nhìn 2 câu hỏi cùng 1 lúc

Có 2 nguyên nhân để làm điều này. Thứ nhất, một vài câu hỏi có thể có câu trả lời trong cùng một câu nên bạn sẽ bỏ lỡ nếu bạn chỉ tập trung vào một câu hỏi một lúc. Thứ hai, bạn có thể đã bỏ lỡ câu trả lời và không nhận ra điều đó khi bạn chỉ nhìn vào một câu hỏi. Việc bạn nhìn vào câu hỏi tiếp theo sẽ giúp bạn nhận ra rằng câu trả lời cho câu hỏi trước đã qua rồi. 

6. Tiếp tục nếu bạn bỏ lỡ câu trả lời.

Nếu bạn nhận ra bạn đã bỏ lỡ câu trả lời, nhanh chóng quên nó đi và tập trung vào câu hỏi tiếp theo. Nếu bạn không nghe thấy gì, bạn cũng có thể đoán khi bạn chuyển câu trả lời vào phiếu trả lời. 

7. Chú ý diễn đạt đồng nghĩa

Hãy nhớ rằng những gì bạn sắp nghe chắc chắn không giống hệt như viết vào giấy thi. Chú ý đến cách diễn đạt đồng nghĩa khi bạn nghe.

8. Hãy phớt lờ từ bạn không biết

Đừng lo lắng hay hoảng sợ nếu bạn nghe thấy một từ bạn không biết. Bạn có thể không cần thiết để biết nó, bạn có thể đoán. 

9. Gạch chân từ khóa

Khi bạn nhìn qua câu hỏi đầu tiên, cụ thể trong những phần 3 và 4, gạch chân từ khóa (tên, địa điểm, ngày tháng). Điều này sẽ giúp bạn ghi nhớ, chú ý trong quá trình nghe.

10. Đừng lo lắng cho tờ giấy thi

Bạn hoàn toàn có thể ghi chú thoải mái trên tờ đề thi của bạn trong quá trình làm bài vì không ai chấm đề thi của bạn. Hãy viết, ghi chú, gạch chân, … miễn điều đó hiệu quả cho bạn trong quá trình làm bài.

11. Hãy đọc kỹ hướng dẫn

Bạn cần đọc kỹ yêu cầu của đề bài về
+ Số từ cần điền trong đoạn
+ Thông tin cần điền (ví dụ: at…pm, bạn cần điền vào phiếu trả lời là “5” thay vì “5pm”)

12. Thực hành nghe số và chữ cái thật nhiều

Nghe số và chữ cái là dạng dễ ăn điểm nhất trong Listening. Vì vậy, hãy luyện tập thật nhiều để ghi điểm nhé.

13. Luyện tập kỹ năng ghi chép tốc ký

Note- taking là kỹ năng ghi chép song hành trong lúc nghe. Với những bài nghe dài, note-taking giúp bạn lưu lại thông tin một cách nhanh nhất và tránh bỏ sót.
Kỹ năng “vàng” này sẽ được EDPA chia sẻ riêng trong một bài viết tiếp theo. Các bạn cùng đón đọc nhé!